Bất Động Sản MÊ LINH TĂNG TỐC NĂM 2020
Bất Động Sản MÊ LINH TĂNG TỐC NĂM 2020
Nếu như thị trường bất động sản phía Tây được
biết đến là nơi có giao dịch sôi động nhất tại Hà Nội hiện nay thì ở phía Bắc
thủ đô, trong đó có Mê Linh, cũng đang chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ với sự
tăng trưởng nhanh chóng cả về nguồn cung và nguồn cầu. Sở hữu nhiều tiềm
năng phát triển như vị trí địa lý đắc địa, quỹ đất rộng, quy mô dân số cao, cơ
sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện, thêm vào đó là sự hình thành của các khu
công nghiệp và khu đô thị mới chính là tiền đề tạo cú hích cho bất động sản Mê
Linh tiếp tục tăng tốc trong năm 2020 và cả những năm tiếp theo.
Bệ phóng hạ tầng mở lối cho bất động sản Mê Linh
Trước đây, hình ảnh huyện Mê
Linh trong mắt người dân là một vùng đất hẻo lánh nằm bên rìa thành phố, nghèo
nàn kém phát triển. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, cùng với sự đầu tư
lớn về hạ tầng, diện mạo Mê Linh đã có nhiều thay đổi.
Liên quan đến cơ sở hạ tầng
kĩ thuật đô thị, mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Mê Linh ngày càng được
chú trọng và nâng cấp. Cụ thể, việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường 35; tuyến
đường từ khu trung tâm hành chính huyện đi thị trấn Chi Đông; tuyến đường trục
trung tâm đô thị huyện Mê Linh; tuyến Quốc lộ 23B; đường hành lang đê tả sông
Hồng… đã góp phần đảm bảo kết nối thông suốt, giảm tải áp lực giao thông kéo
dài trong nhiều năm qua.
Bên cạnh đó, việc nâng cấp cơ
sở hạ tầng phía Tây Bắc thủ đô đã và đang đánh thức tiềm năng bất động sản Mê
Linh, góp phần không nhỏ tới sự phát triển của thị trường nhà đất khu vực này.
Cụ thể, việc mở rộng tuyến đường Phạm Văn Đồng – vành đai 3 đoạn nút giao cầu
vượt Mai Dịch – cầu Thăng Long có ý nghĩa rất lớn đối với giao thông thủ đô,
góp phần cải thiện tình trạng kết nối giao thông từ khu vực nội thành đi sân
bay Nội Bài và các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc Hà Nội. Không chỉ vậy, khi tuyến
đường này chính thức đi vào hoạt động sẽ tạo nên cú hích lớn thúc đẩy nhiều dự
án địa ốc phía Bắc Hà Nội gia tăng giá trị, mà trong đó Mê Linh sẽ là khu vực
được hưởng lợi nhiều nhất.
Bên cạnh đó, dự án cầu Nhật
Tân đã được hoàn thiện với sức tải lên đến 10 làn xe, đã đem lại diện mạo mới
cho huyện Đông Anh và góp phần không nhỏ tới sự khởi sắc của bất động sản Mê
Linh – khu vực liền kề, giáp ranh huyện Đông Anh.
Một yếu tố tích cực nữa tác
động đến thị trường bất động sản Mê Linh là việc khởi công xây dựng tuyến đường
vành đai 3,5 dài 9km qua địa bàn huyện Mê Linh và Đông Anh. Sau khi tuyến đường
này đưa vào khai thác sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới, mở rộng thị trường bất
động sản phía Bắc thủ đô và gia tăng giá trị cho bất động sản Mê Linh.
Đặc biệt, dự án cầu Hồng Hà
vượt sông Hồng từ huyện Mê Linh sang Đan Phượng đang được thúc đẩy, khi hoàn
thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mê Linh đến trung tâm nội đô và tiếp
thêm nhiệt cho nhiều dự án bất động sản khu vực Mê Linh.
Thủ phủ công nghiệp
Là một huyện phía Tây Bắc của
Hà Nội, Mê Linh sau chặng đường hơn 10 năm sáp nhập về thủ đô đã để lại nhiều
dấu ấn đậm nét. Từ một huyện thuần nông, những năm qua Mê Linh đã có nhiều bước
phát triển vượt bậc và luôn là địa phương có sức hấp dẫn lớn về thu hút đầu tư.
Hiện, trên địa bàn huyện Mê Linh có 4 khu công nghiệp gồm: KCN Quang Minh I,
II, Kim Hoa, Tiến Thắng. Trong đó, KCN Quang Minh I mở rộng có diện tích 408ha,
tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 95%, đến nay đã thu hút được 180 doanh nghiệp trong và
ngoài nước. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện trung bình đạt 10,2%/năm, quy
mô công nghiệp tăng 2,9 lần.
Chính vì vậy mà cho đến nay,
số lượng công việc trên địa bàn huyện Mê Linh tăng rất nhanh, đáp ứng được nhu
cầu ổn định thu nhập cho người dân địa phương cũng như các khu vực lân cận.
Công nghiệp phát triển kéo
theo đó là lực lượng lao động sẽ đổ về nhiều hơn, nhu cầu về nhà ở cũng tăng
lên nhanh chóng, từ đó kích thích thị trường bất động sản Mê Linh phát triển.
Theo đó, dù là khách hàng có nhu cầu ở thực hay mua đất để đầu tư thì đều có
tiềm năng sinh lời rất lớn.
Sự đổ bộ của các ‘’đại gia’’ địa ốc
Theo đề án quy hoạch của thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thì từ khu vực đô thị lõi trung tâm thành
phố về phía Tây đến tuyến đường vành đai IV sẽ được phát triển thành khu đô thị
hạt nhân của thủ đô; trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, y tế, dịch vụ, đào
tạo chất lượng cao của cả nước. Cùng với Đông Anh và Gia Lâm, Mê Linh cũng là
hạt nhân của khu vực.
Sự màu mỡ của thị trường nhà
đất Mê Linh đã thúc đẩy một số tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản
như Sungroup, Vingroup, BRG, TNR… chính thức bước vào đường đua. Mới đây, tập đoàn
BRG và Sumitomo Nhật Bản đã chính thức động thổ “siêu dự án” Thành phố thông
minh với tổng số vốn đầu tư hơn 4,1 tỷ USD. Dự án này được nhận định sẽ là cột
mốc quan trọng đánh dấu sự trở lại của các nhà đầu tư bất động sản, tạo ‘’cú
hích’’lớn cho thị trường nhà đất Mê Linh – Đông Anh trong thời gian tới.
Mức giá còn rất hấp dẫn, thời điểm tốt để đầu tư
Gia đoạn 2007 – 2008 là thời
kì lên ngôi của đất nền dự án Mê Linh. Mỗi ngày có hàng trăm khách hàng đổ
về đây mua đất, giới đầu cơ gom hàng tỷ đồng ‘’ôm’’ đất chờ ngày tăng giá khiến
giá bất động sản khu vực này bị đẩy lên chóng mặt. Từng phát triển rầm rộ một
thời gian nhưng sau đó lại nhanh chóng ‘’đứng hình’’, các nhà đầu tư đành phải
ngậm đắng nuốt cay khi nhìn thị trường Mê Linh rơi vào tình trạng ‘’đóng
băng’’, hàng loạt dự án bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.
Lý giải về điều này, các
chuyên gia cho biết, giai đoạn 8/2008, khi về với thủ đô, Mê Linh gặp phải
những khó khăn trong công tác điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng và các
thủ tục hành chính phát sinh từ quá trình sáp nhập. Bên cạnh đó, nguyên nhân một
phần là do nhiều người dân mua đất để đầu cơ, ‘’đón sóng’’ chờ tăng giá để bán
kiếm lời nhưng không có nhu cầu ở thực khiến bất động sản Mê Linh rơi vào
‘’vùng trũng’’.
Đến năm 2017, gần 10 năm sau
cơn sốt cấp tính, bất động sản Mê Linh bắt đầu có tín hiệu gượng dậy. Sang năm
2018, nhờ những chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng, đất nền dự án Mê Linh đã có
những khởi sắc nhất định.
Theo đánh giá của các chuyên
gia địa ốc, ‘’nước chảy chỗ trũng’’ là xu hướng tất yếu trong phát triển bất
động sản. Mê Linh mang trong mình nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được khai phá:
quỹ đất còn nhiều, mức giá rẻ, cơ sở hạ tầng đang được chú trọng nâng cấp… sẽ
là dư địa dồi dào cho các nhà đầu tư chiến lược nắm bắt.
Hiện nay, đất nền Mê Linh đang rục rịch tăng giá. Cụ thể, đất tại Do Thượng đang ở
mức 14 – 14,5 triệu đồng/m2; đất tại xã Chu Phan, Tiến Thịnh dao động từ 7-7,5
triệu đồng/m2; một số xã như Tiền Phong, Chi Đông có giá 7 – 10 triệu đồng/m2…
Có thể thấy, giá đất hiện tại ở huyện Mê Linh còn khá ‘’mềm’’, việc giao dịch
mua bán chưa ở mức sôi động và chưa chịu sự tăng trưởng nóng của thị trường. Do
đó, việc ‘’xuống tiền’’ đầu tư bất động sản Mê Linh tại thời điểm này là việc
làm khôn ngoan để ‘’đón đầu’’ những đợt ‘’bùng nổ’’ của thị trường trong tương
lai.
Có thể thấy được điều đó qua
những bài học nhãn tiền từ các khu vực Láng – Hòa Lạc, Đông Anh, Gia Lâm, Long
Biên. Giới đầu tư có lẽ còn chưa quên bài học đắt giá về cơn sốt mang tên
‘’Láng – Hòa Lạc’’ nhiều năm trước. Thời điểm năm 1999, Hòa Lạc cũng chỉ là
vùng ven hoang sơ, giá đất chỉ 3- 5 triệu đồng/m2. Đến năm 2002, khi dự án Láng
– Hòa Lạc có thông tin khởi công, giá đất khu vực này tăng vọt lên nhanh chóng,
chạm ngưỡng đỉnh điểm 55 triệu đồng/m2. Một minh chứng nữa cho tầm quan trọng
của việc ‘’đón sóng’’ thị trường chính là ví dụ từ sự ‘’dậy sóng’’ của bất động
sản Gia Lâm thời gian vừa qua. Bên cạnh thông tin Gia Lâm sắp lên quận thì việc
triển khai siêu dự án Vinhomes Ocean Park đã tạo nên lực hút cực mạnh khiến cho
giá nhà đất khu vực Gia Lâm liên tục tăng vọt. Ăn theo dự án Vinhomes Ocean
Park, giá đất tại Gia Lâm tăng đột biến, trung bình từ 10 – 15%, có khu vực giá
đất tăng lên đến 50%.
Bên cạnh đó, nhiều khách hàng
đã mất niềm tin vào chất lượng xây dựng của các khu nhà chung cư ở khu vực nội
đô. Thay vì hàng ngày chen chúc trong trung tâm thành phố với tắc đường, kẹt xe
và ô nhiễm, hơn nữa chất lượng nhà ở không được đảm bảo thì việc mua đất xây
nhà ở các vùng ngoại thành sẽ là lựa chọn khôn ngoan hơn nhiều.
Xem thêm: Hana Garden City Mê Linh >>>
Post a Comment